CHÚNG TÔI CAM KẾT 100% CHIM YẾN SẺ VÀO NHÀ BẠN Ở VÀ LÀM TỔ

1/ TƯ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ NHÀ NUÔI YẾN MIỄN PHÍ.
2/ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN.
3/ CẢI TẠO NHÀ YẾN KHÔNG CÓ CHIM VÀ KÉM HIỆU QUẢ.
4/ CUNG CẤP THIẾT BỊ NUÔI YẾN.
5/ MUA BÁN TỔ YẾN

LIÊN HỆ:

Đỗ Trung Kiên
ĐT: 0903393508
Mail: Kiendo9@gmail.com
TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương....

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

'Công nghiệp tổ yến' Việt Nam lên báo Mỹ

'Công nghiệp tổ yến' Việt Nam lên báo Mỹ

Được coi là "trứng cá muối của phương Đông", một cân tổ yến có giá bán buôn 1.000 - 1.500 USD và 2.500 USD bán lẻ. Một nhà yến có thể giúp người chủ kiếm triệu USD mỗi năm
Tại Việt Nam, nơi thu nhập trung bình chỉ hơn 150 USD một tháng, Mai Vu và chồng - David Nguyễn vẫn thường xuyên chi tới 250 USD cho món tổ yến khoái khẩu, Bloomberg viết. Họ là điển hình cho tầng lớp trẻ tuổi ngày càng ưa chuộng món ăn thuộc hàng đắt đỏ nhất nhì thế giới. Giới trung lưu Việt Nam đang tích cực săn tìm thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhất là tổ yến, món ăn được cho là có khả năng chống lại nhiều bệnh tật.
Vu năm nay 28 tuổi và đang làm việc cho một ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội. Cô nói: "Đây là một trong những sản phẩm rất có giá trị, có thể đem tặng cả những người đã có mọi thứ".
Tổ yến trước đây chỉ dành cho thành viên hoàng tộc. Nhu cầu hiện nay thổi bùng ngành công nghiệp tổ yến toàn cầu với doanh thu 5 tỷ USD mỗi năm, chủ yếu phục vụ người dùng lắm tiền châu Á, Tok Teng Sai - Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh tổ yến Malaysia cho biết. Việt Nam cũng đang bắt kịp Malaysia và Indonesia, hai quốc gia sản xuất tổ yến lớn nhất khu vực. "Mọi người giờ có nhiều tiền lắm. Nhất là người Trung Quốc", Tok cho biết.
To-yen-1376886702_500x0.jpg
Tổ yến đã được làm sạch và thấm nước. Ảnh: AFP
Được coi là "trứng cá muối của phương Đông", tổ yến có giá gần 1.000 USD - 1.500 USD một kg bán buôn và 2.500 USD mỗi kg bán lẻ, theo anh Lê Danh Hoàng - người sáng lập công ty chuyên kinh doanh sản phẩm từ tổ yến - NutriNest.
"Rất nhiều người đang kiếm được cả núi tiền nhờ món này", Loke Yeu Loong - Giám đốc Swiftlet Eco Park (Malaysia) - công ty kinh doanh các sản phẩm từ tổ yến cho biết thêm.
Indonesia sản xuất khoảng 70% tổ yến của thế giới, theo sau là Malaysia với 20%. Ở Việt Nam, nhu cầu tổ yến đã khiến quỹ đầu tư lớn nhất nước - VinaCapital tăng cường rót tiền vào ngành này. Chính quyền địa phương cũng thành lập nhiều khu sản xuất tổ yến để thúc đẩy việc làm và xuất khẩu.
Giữa năm 2011, VinaCapital đã đầu tư 7,5 triệu USD vào nhà yến ở miền Trung Việt Nam với khoảng 100.000 con, theo bà Đặng Phạm Minh Loan - Phó giám đốc VinaCapital. Bà cho biết: "Trung Quốc và Việt Nam là những nước tiêu thụ tổ yến mạnh nhất. Họ tin rằng tổ yến có rất nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt là chống lão hóa và nâng cao hệ miễn dịch". Ngành công nghiệp này có doanh thu ước tính 200 triệu USD mỗi năm tại Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 25%.
Các tòa nhà bốn tầng bằng bê tông phỏng theo hang động tự nhiên ngoài bờ biển mà loài yến thường sinh sống đã được dựng lên trên khắp Việt Nam. Sau số vốn xây dựng ban đầu 70.000 - 500.000 USD, và chi phí hàng tháng khoảng 50 USD, một nhà yến có thể giúp chủ nhân kiếm khoảng 1 triệu USD mỗi năm, anh Hoàng cho biết.
Công ty của anh hiện điều hành 8 nhà yến và 13 cửa hàng bán lẻ. Anh cũng bán vật liệu cần thiết để xây nhà yến và giúp loài này cảm thấy như ở tự nhiên, như phân chim trên sàn nhà hay hệ thống âm thanh phát tiếng yến.
"Chẳng có gì đảm bảo việc đầu tư làm nhà yến sẽ sinh lời", anh Hoàng cho biết. Rất nhiều nhà không thể thu hút yến và chúng cũng có thể chết nếu mắc bệnh nguy hiểm. "Đây là ngành công nghiệp rủi ro khá cao", Hoàng cho biết.
Ở Phan Rang – Tháp Chàm, chính quyền địa phương cũng đang lên kế hoạch mở rộng ngành công nghiệp tổ yến lên 2,8 triệu con năm 2020. Nhà yến lớn nhất ở đây giúp thu về 50.000 USD mỗi tháng.
Năm 2011, Trung Quốc đã cấm tổ yến nhập khẩu từ Malaysia sau khi phát hiện lượng nitrat lớn còn tồn lại. Loke cho rằng đây là do các hãng kinh doanh dùng phân chim và hóa chất để nhuộm màu tổ yến thành đỏ - màu được người Trung Quốc cho là nhiều dinh dưỡng nhất.
Hậu quả là "toàn bộ ngành công nghiệp này ở Malaysia đã sụp đổ", Loke cho biết. Tok dự đoán lệnh cấm này sẽ chấm dứt khi Trung Quốc và Malaysia thiết lập xong quy trình kiểm tra nitrat.
Việt Nam không bị ảnh hưởng từ lệnh cấm trên, vì thế, ngành công nghiệp tổ yến chỉ vừa mới cất cánh. Hoàng cho biết: "Rào cản công nghệ ở đây rất thấp. Vì thế, các công ty vẫn đang mọc lên như nấm".
Thùy Linh(VNExpress)

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

BẪY CHIM CẮT, DIỀU HÂU, Ó, CÚ MÈO...PHÁ HẠI NHÀ YẾN

I/ Thiên địch là vấn đề hết sức bức súc và thiệt hại cho nhà nuôi chim yến.

Địch hại bao gồm : rắn, cắc kè, chuột,mèo và các loài chim săn mồi như diều hâu, ó, cắt, cú mèo....làm ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề phát triển bầy đàn của nhà nuôi chim yến.







II/ Dưới đây là những cách bẫy và phòng trừ những loài chim săn mồi như chim ó, diều hâu, cắt, cú mèo...
 1/ Dùng súng :



 Bạn phải mua, mượn, rất tối kém và mấy nhiều thời gian, hàng giời, hàng ngày để ngồi rình chim cắt, diều hâu....Cái bắt buộc là bạn phải là xạ thủ chuyên nhiệp. Loài chim này rất tinh mắt chỉ cần thấy bóng người là chúng bay liền.

2/ Dùng bẫy kẹp( kẹp chân): 


Loại bẫy này được xem là sát thủ rừng xanh, bẫy tất cả các loài thú như heo rừng,chôn, cọp, beo, gấu, hưu, nai.... tất cả con nào đạp phải nó, kể cả con người vô đạp vào nó thì mất chân như chơi.
Loại bẫy này bẫy chim rất tốt, đa số là kẹp chân,bất cứ chim gì đậu vào đấy thì chỉ có 100% dính bẫy, có thoát được thì phải để lại cặp chân.



chim cắt bị dính bẫy gẫy chân


chim cắt được mang xuống





a/ Ưu điểm: Đùng cho nhà yến, bẫy được cả ngày và đêm, chỉ cần đặt trên loa lục giác hay làm bàn đặt riêng cao hơn so với những vị trí khác và thuật lợi hơn cho chim cắt, cú mèo...bay đến đậu hay nghỉ chân là dính bẫy ngay.


b/Nhược điểm : không dẫn dụ được chim cắt, ó, diều hâu, cú mèo …chủ động vào dính bẫy( chim chỉ đậu lên bẫy theo tỉ lệ xác xuất vô tình), vì thế chim cắt, ó, diều hâu, cú mèo …vẫy có thể đậu vị trí khác để tấn công nhà yến. Nhược điểm cần lưu ý nhất là loại bẫy này có tính sát thương rất lớn nên người sử dụng phải hết sức cẩn thận, chỉ cần sơ xẩy là mất ngón tay như chơi.

2/ Dùng bẫy thòng lọng rút.

a/ Bẫy thòng lọng dùng dây cước.
Thòng lọng được gắn trước tiếp vào lồng đựng con mồi. Mồi cho lồng bẫy chủ yếu là chuột, gà con, chim sẻ....Bẫy trong ngày đặt thêm miếng thịt bò, phổi bò, phổi heo để tăng thêm sự hấp dẫn cho chim cắt, ó, diều hâu, cú mèo...đến ăn mồi và dính bẫy.
Ưu điểm:
+ Bẫy tốt cho cả ngày và đêm.
+ Dể sử dụng, dể làm, đơn giản, hiệu quả.
+ Dẫn dụ chim cắt, ó, diều hâu, cú mèo...đến bắt mồi và dính bẫy









b/ Bẫy thòng lọng dùng cần vít( cần rút chân).

+ Bẫy thòng lọng dùng cần vít( cần rút chân), được đặt dưới đất






Video trên là dùng bẫy thòng lọng cần vít( cần rút chân) đặt xung quanh con gà, khi con chim ó tấn công con gà chỉ vòng 5 giây là dính bẫy ngay( cực kỳ nhạy và hiệu quả).

 + Bẫy thòng lọng dùng cần vít( cần rút chân), được gắn vào lồng đựng con mồi.

Ảnh Internet


Ưu điểm: Loại bẫy này tuy nhìn đơn giản nhưng cực nhạy và cực kỳ hiệu quả. Mồi cho lồng bẫy chủ yếu là chuột, gà con, chim sẻ....Bẫy trong ngày đặt thêm miếng thịt bò, phổi bò, phổi heo để tăng thêm sự hấp dẫn cho chim cắt, ó, diều hâu, cú mèo...đến ăn mồi và dính bẫy.


b/ Bẫy cầu đập.
  Ưu điểm:
+ Bẫy tốt cho cả ngày và đêm.
+ Dể sử dụng, hiệu quả cao.
+ Dẫn dụ chim cắt, ó, diều hâu, cú mèo...đến bắt mồi và dính bẫy










 Mồi cho lồng bẫy này chủ yếu là chuột, gà con, chim sẻ....Bẫy trong ngày đặt thêm miếng thịt bò, phổi bò, phổi heo để tăng thêm sự hấp dẫn cho chim cắt, ó, diều hâu, cú mèo...đến ăn mồi và dính bẫy.

III/ Còn rất nhiều loại bẫy khác, vật liệu khác, tùy theo từng địa phương ứng dụng để bẫy những loại chim săn mồi này.

Các bác ,A,C,E nào gặp khó khăn về việc bẫy chim cắt, ó, diều hâu, cú mèo.... thì cứ liên  hệ : 0903393508



Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...