CHÚNG TÔI CAM KẾT 100% CHIM YẾN SẺ VÀO NHÀ BẠN Ở VÀ LÀM TỔ

1/ TƯ VẤN KHẢO SÁT THIẾT KẾ NHÀ NUÔI YẾN MIỄN PHÍ.
2/ THI CÔNG XÂY DỰNG NHÀ NUÔI YẾN.
3/ CẢI TẠO NHÀ YẾN KHÔNG CÓ CHIM VÀ KÉM HIỆU QUẢ.
4/ CUNG CẤP THIẾT BỊ NUÔI YẾN.
5/ MUA BÁN TỔ YẾN

LIÊN HỆ:

Đỗ Trung Kiên
ĐT: 0903393508
Mail: Kiendo9@gmail.com
TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương....

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

CANH BẠC CHIM TRỜI

TT - Ngồi quanh bàn cà phê trước ngõ vào ấp văn hóa An Hòa, mấy anh nông dân xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TP.HCM nói vui: “Bây giờ ở đây yến đã nhiều hơn người. Chừng ít năm nữa thôi chắc yến đuổi hết người đi!”.

Dãy nhà lầu san sát ở Tam Thôn Hiệp. Tất cả đều là nhà dành cho chim yến - Ảnh: Mai Hương


Câu nói nghe chừng có vẻ thậm xưng, nhưng ngẫm kỹ biết đâu chừng lại đúng, khi làn sóng về quê mua đất xây nhà yến vẫn chưa bao giờ hết sôi động tại làng quê vốn yên ả này.

Mừng như bắt được... phân

Qua phà Bình Khánh, chạy chừng 8km đến cầu Rạch Lá, chạy thêm độ hơn cây số nữa rồi rẽ vào đường Tam Thôn Hiệp, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, hỏi thăm anh Long, chủ nhà yến, thì không ai là không biết.

Lý do khiến anh Long được nhiều người nhớ đơn giản bởi anh là một trong số hiếm hoi người dân chánh gốc Tam Thôn Hiệp có tiền nuôi yến, bán tổ yến giá “mềm” nhất vùng và trụ được với nghề nuôi yến tới giờ này.

Nói chính xác hơn, trong số hàng trăm chủ nhân của hơn 110 nhà yến mọc lên chen chúc ở xã này, chỉ có anh Long và bà Bảy là người bản xứ đeo bám lâu dài với nghề nuôi yến, còn lại là người có tiền ở tứ xứ đổ về. Mà bà Bảy cũng chính là dì ruột của anh Long.

Theo thống kê của Phòng Kinh tế UBND huyện Cần Giờ, hiện toàn huyện có 187 căn nhà nuôi chim yến. Trong đó xã Tam Thôn Hiệp (110 căn), Lý Nhơn (17 căn), Long Hòa (2 căn), Bình Khánh (12 căn), An Thới Đông (27 căn) và thị trấn Cần Thạnh (19 căn); có khoảng 45 căn đã cho thu hoạch tổ yến, 142 căn đang gây nuôi chim yến lấy tổ. Trong đó, chỉ có 10 căn nằm trong Đề án thí điểm mô hình nuôi chim yến trong nhà lấy tổ ở xã Tam Thôn Hiệp là có giấy phép. Có đến 159 căn, phần lớn phát triển trong các khu dân cư, được chủ đầu tư sửa chữa nhà đang ở hoặc xin xây dựng nhà ở rồi chuyển thành nhà nuôi chim yến.


Cầm chắc tay lái chiếc xe máy chở tôi băng qua con đường lổn nhổn đá dăm, anh Long - tên trong giấy tờ là Võ Văn Dũng - một chủ nhà yến tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ - luôn miệng giới thiệu: “Mấy căn nhà đang thi công ven đường này toàn là nhà xây cho yến đó!”. T

hợ hồ vùng này bây giờ hầu như không ngớt việc. Dọc phố nhà yến Tam Thôn Hiệp là những căn nhà cao 3-4 tầng kiên cố, với hàng trăm ngàn cửa sổ bé bằng lòng bàn tay. Chủ nhân những căn nhà yến đa số là người sống ở nơi khác. Tại nhà yến chỉ cắt đặt vài người trông coi.

Dừng lại trước nhà yến của mình, anh Long móc túi tìm chìa khóa mở cổng. Trên cánh cổng sắt cao chừng hai thước là bốn chiếc ổ khóa to bự. Mở hết lớp khóa ngoài, anh Long còn lòn tay mở thêm một ống khóa bên trong. Cánh cửa xịch mở. Vẫn chưa thấy yến.

Căn phòng tối như hũ nút ở bên trong là nơi đặt ba cái ampli và hệ thống điện. Chủ nhân giải thích: “Đây là loa phát, trong kia là loa ru. Loa ru phải phát 24/24. Sở dĩ cửa nẻo phải làm kỹ như vầy là để phòng trộm cướp, dù cũng chưa có vụ cướp nào xảy ra”.

Một lớp cửa nữa được mở ra. Theo ánh sáng phát ra từ chiếc đèn pin nhỏ, dợm bước trên nền nhà dấp dính phân chim, chúng tôi nhìn thấy từng cặp chim yến đang làm tổ. Những chiếc tổ yến màu trắng đục nằm rải rác trên gờ tường.

Hôm nay là ngày nhà yến của anh Long đến kỳ thu hoạch tổ. Mùi của ẩm mốc trộn lẫn với mùi đặc trưng của phân chim xộc tới. Thấy tôi đưa tay lên mũi, anh Long cười lớn: “Người ngoài ngửi thấy thì ghê nhưng với dân nuôi yến như tụi tui thấy được phân chim là mừng như bắt được vàng!”.

Đang có nghề làm nước đá, năm 2008 thấy người ta nuôi yến hà rầm, anh Long gom vốn xây nhà yến diện tích 10m x 25m. Anh kể: “Xây nhà xong, hoàn thiện kỹ thuật ở bên trong, phát loa dụ yến là bắt đầu thấp thỏm lo.

Đừng thấy chim về mà ham. Chim về chưa chắc đã vào nhà, rồi chim vào nhà chưa chắc đã chịu ở. Suốt mấy tháng trời yến cứ đến chao lượn, thăm dò làm mình muốn lên ruột. Tới chừng nào trong nhà có phân chim mới là tín hiệu cho thấy chim đã chọn nhà yến của mình làm nơi ở”.

Bước sang năm thứ ba, nhà yến của anh đã có khoảng 4.000 chim yến về, mỗi tháng thu hoạch tổ một lần, mỗi lần được 6kg. Nếu chỉ tính giá yến ở mức 33 triệu đồng/kg thì mỗi tháng anh kiếm được khoảng 200 triệu đồng - một khoản thu nhập không nhỏ so với mặt bằng đời sống của người dân chốn thôn quê.

Chưa kể không chỉ bán tổ yến, anh Long còn bán cả... phân yến cho người mới xây nhà yến dùng làm chất tạo mùi. Anh khoe: “Hôm rồi mới bán 200kg phân với giá 100.000 đồng/kg. Vậy mà còn không đủ bán”.

Thế nhưng thu nhập của anh Long vẫn chưa phải là mức “đỉnh” nhất. Theo dân trong nghề, người nuôi yến thật sự hốt tiền tỉ ở vùng này là vợ chồng ông L.. Với ba căn nhà yến đang khai thác, hằng tháng vợ chồng ông thu về không dưới 700-800 triệu đồng. Nhà yến của ông L. vẫn là nhà thu hút nhiều chim yến nhất.

Anh Long kiểm tra lại số tổ yến vừa thu hoạch được - Ảnh: Mai Hương


Canh bạc

Thông thường, trong một khu dân cư, những nền nhà sát mé sông thường có giá thấp hơn nền nhà hướng mặt lộ. Nhưng ở xã Tam Thôn Hiệp thì khác, đất nền ở khu vực bờ sông có giá cao hơn hẳn. Một trong những lý do đẩy giá đất ven sông tăng mạnh là do nơi đây có nhiều nhà nuôi yến thành công.

Hơn 6g chiều, có mặt ở khu bờ kè, sát mé sông, chúng tôi chứng kiến cảnh yến về tổ. Tại một dãy chừng 6-7 căn nhà yến liền kề, yến quây về lượn đen kịt bên trên. Anh Minh, một người dân sống gần đó, bảo: “Coi vậy chứ để ý kỹ thì thấy yến chỉ vô cái nhà nhỏ nhất, đen thui nằm chính giữa là nhiều nhất. Mấy căn xung quanh, tụi nó chỉ lượn lờ cho vui vậy thôi. Cái nhà đen đen đó là căn nhà yến đầu tiên ở vùng này của ông L.. 10 năm rồi, yến trong đó chắc đã sanh đẻ tới đời chắt, đời chít”. M

ột đặc tính của chim yến là rất trung thành, đã ở đâu là không bao giờ đổi chỗ. Những nhà yến xây sau chỉ mong dụ được số yến mới từ nơi khác chuyển đến hoặc số yến con được sinh sản từ các nhà yến cũ.

Tại xã Tam Thôn Hiệp, hiện tại công xây dựng nhà yến ở đây bình quân 2,2 triệu đồng/m2. Nếu chỉ xây dựng xác nhà, không bao gồm chi phí trang bị kỹ thuật bên trong thì có giá 1,8 triệu đồng/m2.

Sau khi bỏ tiền tỉ ra xây nhà, hằng tháng chủ nhà yến phải tốn thêm chừng 700.000 đồng cho chi phí điện, nước. Tiền thuê bảo vệ cỡ 3 triệu đồng/nhà. Đó là chi phí đối với những hộ nằm trong quy hoạch vùng nuôi yến và được cấp phép nuôi yến.

Số tiền bỏ ra là rất thật nhưng chuyện có thu hồi vốn hay không lại là chuyện không ai biết. Khá nhiều người đã đổ cả đống tiền để xây nhà, “trang trí nội thất”, thuê kỹ thuật viên “có tay nghề Malaysia”, nhưng chim không chịu vào ở. Đất lành chưa chắc chim đậu.

Theo MAI HƯƠNG( báo tuổi trẻ)

Yến sào - người giàu, kẻ khổ

 
Vô số căn nhà mọc lên gần đây ở Cần Giờ (TP.HCM) chỉ để nuôi chim yến. Tại vùng đất thị xã Gò Công (Tiền Giang) và một phần huyện Gò Công Tây trong khoảng chục năm đã có không dưới 500 căn nhà cao tầng mọc lên để nuôi yến. Đó là chưa kể nhà nuôi yến đang mọc lên như nấm ở các huyện khác. Yến đã đem lại cho nhiều người cuộc sống giàu có. Nhưng yến cũng đem lại biết bao phiền toái cho hàng trăm ngàn dân bị bắt buộc “sống chung với yến”.

Kỳ 1: Giàu từ yến nhà
TT - Từ phố thị đến nông thôn, đâu đâu cũng thấy nhà nuôi yến xuất hiện. Yến đã đem lại cho nhiều người cuộc sống giàu có, no ấm. Nhưng yến cũng đem lại biết bao phiền toái cho những người bị buộc phải “sống chung với yến”.

Anh Võ Văn Dũng (xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ, TP.HCM) với các sản phẩm yến thu hoạch được từ nhà nuôi yến của gia đình - Ảnh: MAI HƯƠNG
Về đất Gò Công hỏi thăm chuyện yến, tức thì ai cũng chỉ đến nhà “vua yến” Mười Thiết - người đầu tiên làm nhà yến và cũng đang sở hữu lượng yến nhiều nhất vùng.

Yến đang làm tổ trong nhà Ảnh: SƠN LÂM

“Vua yến” đất Gò Công
Năm 1988, tầng trệt căn nhà vốn được ông Mười Thiết dùng làm kho thóc ở xã Long Bình, Gò Công Tây (Tiền Giang) bỗng dưng xuất hiện nhiều con chim đậu chênh vênh và làm tổ trên trần. “Sáng ra cứ thấy nó thải phân bừa bãi, mấy đứa cháu mỗi lần vào vận chuyển thóc trong kho lại ra sức đập chết”, ông Mười Thiết kể lại.

Thời ấy, đang là một người buôn gỗ, ông Mười Thiết cũng chẳng để ý đến việc con cháu mình đập chết mấy con chim làm dơ kho thóc. Đến một ngày, người bạn làm ăn của ông Mười Thiết quả quyết đó là chim yến, có tổ “bán được lắm”, ông mới bán tín bán nghi cùng con cháu trèo lên gỡ những cái tổ xám trắng, bé vừa lòng bàn tay gửi cho người bạn đem lên Sài Gòn bán thử. Chẳng ngờ mười mấy cái tổ ấy bạn ông bán được đến hơn 3 chỉ vàng.

Ông Mười Thiết khi đã tin được nhà mình có yến, thầm cảm ơn trời ưu đãi. Nhưng việc làm ăn bận bịu khiến ông không để ý nhiều đến mấy cái tổ yến, chỉ dặn con cháu, người đến lấy thóc không được đập chim nữa. Vài tháng, ông cùng con cháu lại leo lên trần nhà gỡ tổ đem bán. “Nửa năm cũng được vài trăm gam, đổi bán được mấy chỉ vàng. Mà lúc ấy nói xung quanh cũng chẳng ai tin. Thằng cháu trong nhà lúc ấy đang học cấp II quả quyết với cô giáo rằng nhà mình có yến còn bị cô giáo rầy”, ông Thiết nhớ lại. Người dân xứ Gò Công lúc ấy tin làm sao được khi tất cả sách vở giáo khoa thời ấy đều mặc định yến là loài chim sống ở đảo, chủ yếu có ở tỉnh Khánh Hòa. Chưa ai biết chim yến có thể làm tổ ở bất cứ nơi đâu chúng có cảm giác yên bình và thuận đường kiếm ăn.

Cứ thế, đàn yến kéo đến kho thóc dưới tầng trệt nhà ông Mười Thiết ngày một đông. Nhiều khi việc làm ăn thất bát, dăm ba tổ yến cũng giúp giải quyết được phần nào kinh tế gia đình. Đến năm 1997, ông Mười Thiết “làm liều” thêm một căn nhà gỗ 60m2 sát bên, rập khuôn theo mẫu kho thóc nhà mình cho yến vào ở.

Việc “làm liều” của ông Mười Thiết thế mà thành. Chỉ hai năm sau, căn nhà 60m2 cũng trở nên chật chội khi mỗi chiều yến về. Thấy “làm ăn” với yến được, ông Thiết để vốn liếng ra tiếp tục mua thêm đất, dựng thêm nhà. Đến nay, 10 căn “nhà yến” của ông Mười Thiết vẫn là nơi quy tụ yến nhiều nhất xứ Gò Công, mặc dù việc nuôi yến của ông hoàn toàn tự nhiên và chẳng phải dùng một phương pháp dẫn dụ nào.

Ông Mười Thiết với những tổ yến của mình - Ảnh: SƠN LÂM


Thương hiệu “Yến Gò Công”

Không như ông Mười Thiết, anh Trần Bảo Quốc, giám đốc Công ty TNHH Yến Gò Công, người được xem là khai sinh ra phong trào nuôi yến ở thị xã Gò Công, lại có cơ duyên với yến từ... đất Phan Rang (Ninh Thuận).

Sinh ra ở Gò Công, từ những ngày còn nhỏ đã quen với bóng yến tán loạn đầy trời những ngày thời tiết biến động, nhưng anh Quốc không hình dung cái giống chim ấy lại là đặc sản mà trời ưu đãi cho đất Gò Công. Anh theo nghề tôm, bấy giờ đang phát triển mạnh với việc mua tôm giống ở Ninh Thuận vào nuôi ở miền Tây. Vào ra đất Phan Rang, đến năm 2005 lần đầu tiên anh Quốc mới hay rằng cái giống chim “vô tích sự” ở quê mình lại quý. Cũng thời điểm ấy, dinh tỉnh trưởng cũ ở thị xã Gò Công và mái vòm chợ thị xã Gò Công có rất nhiều yến về làm tổ.

Sau một buổi khảo sát, anh Quốc quyết định từ bỏ nghề tôm, chuyển sang nghề yến. Lập ra Công ty TNHH Yến Gò Công, anh Quốc bắt đầu những buổi thuyết phục, tổ chức những hội thảo, nghiên cứu các đặc điểm về yến theo công nghệ từ Malaysia để được thuê lại dinh tỉnh trưởng cũ và mái vòm chợ Gò Công để khai thác tổ yến. Bắc loa vang tiếng yến để dẫn dụ, gắn hệ thống phun sương giữ ẩm, tiếng chim yến bắt đầu vang lên giữa thị xã Gò Công.

Không chỉ khai thác tổ yến ở hai điểm được thuê, sẵn tiền chuyển nghề từ việc nuôi tôm, anh Quốc xây thêm hai căn nhà và bắt đầu việc dẫn dụ yến. Thấy anh Quốc làm, nhiều người cũng bắt đầu thí điểm học hỏi, làm theo.

“Nghề yến có ưu điểm là cũng như bất động sản, nếu mình có vốn bỏ ra xây dựng cơ sở ban đầu rồi cứ thế mà khai thác, sinh lời chứ không sợ rủi ro”, anh Quốc chia sẻ. Một nhà yến tiêu chuẩn khoảng 100m2 là hợp lý, ngoài tiền xây dựng, người nuôi yến chỉ cần đầu tư thêm khoảng 50 triệu đồng cho hệ thống phun sương giữ ẩm, loa phát tiếng dẫn dụ là bắt đầu... chờ yến về.

Anh Quốc nói thêm kinh nghiệm: “Một cặp yến một năm sinh được ba lượt, cho ra ba cặp con. Một cặp con khoảng sáu tháng bắt đầu làm tổ để sinh sản tiếp. Chim non khi đã biết bay, rời tổ đi ăn mồi là người nuôi có thể gỡ tổ thu hoạch...”. Cấp số nhân cứ thế, đàn yến ngày càng tăng dần. “Thật ra nói nuôi vậy thôi chứ đặc điểm của chim yến là ăn sâu bọ, côn trùng, mình chỉ dẫn dụ và cho nó nơi làm tổ chứ cũng chẳng phải cho ăn”, anh Quốc nói thêm.

Từ anh Quốc, những người “chuyên về yến” ở đất Gò Công ngày càng nhiều. Anh Nguyễn Văn Mười Một, giám đốc Công ty TNHH Yến Việt Gò Công, cho hay: “Làm nhà yến rất dễ, chỉ cần trổ cửa cho đúng hướng bay thuận tiện của yến, mở loa phát tiếng dẫn dụ vừa phải và... may mắn nữa là thu hoạch thôi!”. Anh Mười Một nhẩm tính: “Vì yến sản sinh theo cấp số nhân như vậy nên cũng khoảng hai năm là đầy một nhà yến 300m2...”. Đặc biệt, anh Mười Một là người đầu tiên xây nhà cho yến có chỗ bám làm tổ hoàn toàn bằng bêtông chứ không gác giàn gỗ như những kiểu làm trước đây. “Yến xuất phát từ việc bám đá ở đảo, nên tui nghĩ bêtông cũng có thể giúp chúng làm tổ được”, ý tưởng đó của anh Mười Một đang thành công với năm căn nhà yến đã có thể khai thác đều đặn hằng ngày.

Một ký yến Việt đã qua sơ chế, làm sạch lông hiện có giá khoảng 40 triệu đồng. 100 cặp yến thì sau ba tháng có thể cho ra khoảng 1 kg tổ. Cứ thế, nhà nhà ở Gò Công đua nhau cơi nới thêm để dẫn dụ yến. Các nhà thầu xây dựng ở Gò Công cũng chuyển hướng nuôi yến, những đại gia từ TP.HCM cũng ồ ạt kéo về mua đất, xây nhà dụ yến.

“Giá đất ở Gò Công khá thấp so với những vùng có thể nuôi được yến ở TP.HCM như Củ Chi, Cần Giờ. Hơn nữa việc thành lập nhà yến ở đây mật độ dẫn dụ nhanh hơn hẳn các vùng khác ...”, anh Thanh Đức, chủ một công ty bất động sản ở TP.HCM, vừa đầu tư hơn 3 tỉ đồng xây nhà yến ở ngoại ô thị xã Gò Công cho hay.

 Theo SƠN LÂM - NGỌC HẬU( báo tuổi trẻ)

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

HƯỚNG ĐI NÀO BỀN VỮNG CHO NGHỀ NUÔI YẾN

Báo Doanh nhân sài gòn – 23/8/2011 Nuôi yến trong nhà là một nghề đặc thù ở vùng Đông Nam Á. Vào năm 2001, Indonesia có 10.000 ngôi nhà yến, Malaysia có 1.000. Mười năm sau, Indonesia đã có khoảng 00.000 nhà, Malaysia là 40.000, và lúc này Thái Lan cũng có 60.000-70.000 nhà
ndonesia là nước có sản lượng yến lớn nhất. Năm 2008, riêng nước này cung cấp 70% nhu cầu tổ yến cho toàn thị trường. Thái Lan đứng thứ hai. Tiếp theo là Malaysia. Năm 2008, nước này sản xuất 25 tấn tổ yến, có giá trị tương đương 1 tỷ RM. Hiện Malaysia đang phấn đấu đạt mức 30% thị trường toàn cầu, tạo ra doanh thu 1,45 tỷ USD vào năm 2020.
“Đón” nghề


Mô hình khu nuôi yến tập trung
Năm 2008, trọng lượng tổ yến tiêu thụ trên thị trường thế giới là 260 tấn, đạt doanh thu khoảng 4,3 tỷ đô la Mỹ. Thị trường nhập khẩu chính là Hồng Kông chiếm 50% lượng mua bán tổ yến thế giới; cộng đồng người Hoa ở các nước Mỹ, Australia, New Zealand tiêu thụ khoảng 15%; Trung Quốc 8%, Đài Loan 4% và Macao 4%.
Riêng năm 2006, các nơi này đã tiêu thụ 160 trên tổng số 200 tấn tổ yến được bán ra trên toàn thế giới. Ngoài ra, tổ yến còn được bán sang các nước Canada, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản, Nam Triều Tiên...
Giá bán tổ yến đã sơ chế tại Hồng Kông từ 6.000 - 7.000 USD/kg. Trừ vàng, tổ yến sơ chế đắt hơn bất cứ kim loại nào trên thế giới.
Nghề nuôi yến du nhập vào Việt Nam từ năm 2004, phát triển ra các hộ dân năm 2005. Hiện nay, nuôi chim yến tại đây đã dần thành một nghề với khoảng vài ngàn nhà yến, trong đó một số ít hộ gia đình có 5-6 nhà yến.
Một nhà nuôi yến thu hoạch trung bình 700-800gr đến 1kg tổ yến mỗi tháng, có nhà thu hơn 10kg/tháng. Tuy nhiên cũng có không ít căn nhà sau một số năm xây dựng, chim vào rất ít, chim con sau khi sinh ra đều bay mất.
Qua nhiều năm tham gia hoạt động và theo dõi phát triển của nghề mới này tại Việt Nam, tôi thấy, hiện có khoảng 60-70% nhà yến xây dựng đã có chim vào làm tổ, riêng ở Bình Định đạt đến 80%, nhưng năng suất không đồng đều và phải chỉnh sửa nhiều lần.
Các vùng nuôi yến ở Việt Nam có thể tính từ Nghệ An trở vào đến đảo Phú Quốc, Cà Mau. Nhiều nhất là TP.HCM (tính cả Cần Giờ) khoảng vài trăm nhà yến, tiếp đến là Khánh Hòa khoảng 100, Bình Định có 60-70 nhà; sau đó là Tiền Giang, Kiên Giang, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Long Thành, Bình Dương, Đồng Nai..., mỗi tỉnh đều có hàng chục nhà yến.
Đầu tư vào nghề này thường là những người Việt Nam có điều kiện kinh tế khá, vì vốn đầu tư ban đầu khá cao, tốc độ hoàn vốn lại chậm. Hiện tại Việt Nam có một số nhà đầu tư nước ngoài như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia. Các nhà đầu tư nước ngoài này thường tự làm nhà yến cho mình, và đã khá thành công.
Về đội ngũ nhà thầu tư vấn, ở Việt Nam có khoảng 3-5 nhà tư vấn có tên tuổi, trong đó có những nhà tư vấn tuy không xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nhiều nhà yến do họ làm đều có kết quả tốt.
Trong tháng 10/2010, có một chuyên gia tư vấn có uy tín ở Đông Nam Á vào Việt Nam. Ông này dự báo, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 10.000 nhà yến, tức gấp 6-7 lần hiện nay.
Chưa ai tính được sản lượng tổ yến của Việt Nam trong năm 2010. Mặc dù vậy có thể đưa ra một tư liệu cụ thể đã được đăng tải chính thức: Huyện Cần Giờ (TP.HCM) có 77 căn nhà nuôi chim yến (với tổng diện tích xây dựng 34.688,4m²), trong đó 17 căn có sản phẩm thu hoạch và 60 căn mới xây dựng, gây nuôi chưa có sản phẩm.
Sản lượng thu hoạch của 17 nhà nuôi chim yến ở đây qua các năm như sau:
Năm 2008 là 60kg, năm 2009 thu 250kg, năm 2010 thu 400kg. Giá thị trường khoảng 35 triệu đồng/kg yến thô. Như vậy, năm 2010, tổng trị giá tổ yến của Cần Giờ đạt khoảng 14 tỷ đồng.
Nhưng để có kết quả này, đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến rất lớn. Hơn nữa, sản lượng này chỉ tập trung vào một số ít nhà.
Và “nuôi” nghề
Việt Nam nằm trong vùng có điều kiện thiên nhiên thích hợp với chim yến, lại có bờ biển dài, nhiều hồ ao, sông ngòi, cửa sông, là những yếu tố mang lại nguồn thức ăn phong phú cho chim yến. Nhưng, chim yến là một loài sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, có đặc
tính sinh học đặc biệt. Vì vậy, nuôi yến hoàn toàn không phải một nghề dễ.
Sự phát triển của chim yến có mối quan hệ tỷ lệ thuận với bảo vệ môi trường. Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hủy do đô thị hóa, chim yến có thể sống trong “khách sạn 5 sao”, nhưng thức ăn không đủ, chim buộc phải đi rất xa để kiếm ăn, sự tiêu tốn năng lượng sẽ làm cho số lượng quần đàn giảm xuống.
Trong nuôi yến, cần chú ý mối cân bằng sinh học giữa côn trùng – chim yến - con người, nghĩa là cần nghĩ đến sự cân bằng giữa lượng thức ăn có trong tự nhiên với tổng đàn yến và số nhà yến mà con người xây dựng.
Có thể nêu một ví dụ về cân bằng sinh học ảnh hưởng đến sản lượng: Trong khi tại Indonesia, Malaysia, tỷ lệ thất bại của nuôi yến trong nhà là 40% thì tại Philippines, tỷ lệ thành công là 83%.
Lý do tỷ lệ thất bại ở Indonesia và Malaysia khá cao là vì số trại và nhà nuôi yến phát triển nhanh hơn số lượng chim.
Indonesia có công nghệ nuôi yến trong nhà rất phát triển, nhưng thất thu một phần vì nuôi yến thiếu kiểm soát. Ngoài ra, cần biết một đặc điểm của loài yến là phân bố không đồng đều. Ở Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa có rất nhiều hang yến, nhưng mỗi tỉnh chỉ có một hang có sản lượng cao nhất đạt 60-70% sản lượng tổ của mỗi tỉnh.
Trong nghề nuôi yến, cơ hội thành công nhiều nhất là xây nhà ở gần nhà có nhiều yến (trung tâm yến) hoặc gần đảo yến (cách khoảng 10km trở xuống là tốt nhất).
Ngày nay, người ta có thể sử dụng máy gọi chim và quan sát đường chim bay, vùng chim kiếm mồi để xem sau thời gian bao lâu thì gọi được bao nhiêu chim về, từ đó xác định địa điểm xây dựng.
Chim yến có thói quen trở về nơi mà nó sinh ra, nhất là chim bố mẹ, nên thường chỉ dụ được chim con.
Vì vậy, ở khu vực có nhiều nhà yến thì nhà mới xây dựng cần phải có kỹ thuật cao, như băng tiếng gọi bầy đàn tốt nhất, chất dẫn dụ tốt, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng phải thật phù hợp với yêu cầu sinh lý sinh thái của chim, thì chim mới vào nhiều và ở lại. Nếu không, chim sinh con ra trong nhà đó cũng sẽ lại đi sang các nhà khác có điều kiện tốt hơn.
Quy hoạch những vùng nuôi yến cách xa thành phố là cách tốt nhất để vừa phát triển đàn yến, tăng sản lượng tổ yến khai thác, vừa bảo vệ môi trường sống của con người.
Hiện nay ở Việt Nam đã có các khu nuôi yến tập trung như ở xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ, TP.HCM). Tỉnh Ninh Thuận cũng mới có dự án quy hoạch nuôi yến tập trung hai bên bờ sông Dinh. Một xu hướng mới hiện nay ở nước ngoài là hình thành các khu nuôi yến tập trung trong vườn sinh thái Ecopark, với yêu cầu là ở xa khu dân cư 10-50 km.
Hiện Malaysia có 20 dự án nuôi yến như vậy, trong đó Ecopark tại Johor Baruh có 100 đơn vị nhà yến, kích thước mỗi đơn vị khoảng 6 x 22m. Ở Indonesia, các khu nuôi yến tập trung nhiều tại vùng nông thôn và hải đảo.
Việt Nam có nhiều đảo, có thể quy hoạch nuôi yến trên một số đảo. Mô hình xây dựng nhà yến trên đảo đã hoàn tất. Theo tổng kết đề tài năm 2008, nhà yến đảo Bình Định đã có mấy chục tổ yến. Mô hình xây nhà nuôi yến trên đảo ở Việt Nam đã chứng minh chim yến đảo có thể vào nhà sống bình thường khi ta tạo dựng điều kiện sinh thái phù hợp cho nó.
Để nghề nuôi yến phát triển bền vững, nuôi côn trùng cũng là một hướng đang được bổ cứu hiện nay. Một số nước trong vùng đã hoàn thiện kỹ thuật xây nhà nuôi côn trùng sát nhà yến.
Ngoài ra cần phải trồng thêm các loài cây mà yến yêu thích và bảo vệ môi trường thiên nhiên ven biển. Thái Lan đã bảo tồn được khu rừng ngập mặn nên đàn chim yến của Thái Lan phát triển rất nhanh.
Sự thành công về nghề yến của các nước Đông Nam Á đã phát triển đến mức hình thành các tổ chức ngành nghề, như Hiệp hội các nhà nuôi yến, Hiệp hội thương mại tổ yến, để những người có cùng sự quan tâm có thể trao đổi thông tin thương mại, kỹ thuật, điều hòa hoạt động…
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...