Chưa đầy 1 tuần lễ sau sự kiện tỉnh Ninh Thuận công bố dịch cúm A/H5N1 tại cơ sở Thanh Bình (số 592 đường Thống Nhất, TP.Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận) của Công ty CP Yến Việt, thị trường yến sào trong nước đã gặp nhiều rúng động.
Hầu như tất cả giao dịch mua bán yến sào đều ngưng trệ,
người nuôi chim yến lo lắng, người tiêu dùng hoang mang và các doanh
nghiệp nước ngoài đang nhập khẩu mặt hàng yến sào từ Việt Nam cũng chờ
đợi thông tin chính thức. PV Báo Nhà báo và Công luận đã tiến hành điều
tra thực tế sự việc đang diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận, phát hiện nhiều
yếu tố “bất ngờ” và sự thiếu minh bạch xung quanh câu chuyện dịch cúm
trên chim yến.
Công bố dịch dựa trên kết quả xét nghiệm “mờ mịt” ???
Truy tìm thông tin từ các trang web quốc tế và nguồn dữ liệu do một số nhà khoa học sinh học Việt Nam cung cấp, đến thời điểm hiện nay, việc phát hiện chim yến tại Ninh Thuận có nhiễm virus cúm A/H5N1 là trường hợp đầu tiên trên thế giới. Thông tin này trở nên “nóng sốt” bởi lẽ mọi người lo lắng và việc công bố dịch chính thức từ cơ quan quản lý Nhà nước. Vấn đề là khi tìm hiểu kỹ lại thông tin, chúng tôi phát hiện ra khá nhiều chi tiết đáng để cộng đồng lưu tâm.
Thứ nhất, cho đến thời điểm hiện nay, ngay chính doanh nghiệp là Công ty CP Yến Việt (đơn vị chủ quản cơ sở nuôi chim yến Thanh Bình) không hề có trong tay các văn bản pháp lý kiểm nghiệm chim yến nhiễm virus cúm A/H5N1, tất cả thông tin chim yến nhiễm bệnh đều được thông tin “miệng” từ các cơ quan chức năng thuộc tỉnh Ninh Thuận. Trong khi, theo PGS-TS Nguyễn Khoa Diệu Thu, nguyên Trưởng phòng Công nghệ tế bào động vật - Viện Sinh học Nhiệt đới (thuộc Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam) phân tích: “Quy trình kiểm nghiệm và công bố dịch trên chim yến phải được thực hiện hết sức nghiêm túc, kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính chính xác. Các kết quả kiểm nghiệm phải được ký ban hành bởi cơ quan có chức năng, thẩm quyền xét nghiệm, đầy đủ thông số khoa học và biện pháp thực hiện xét nghiệm. Đặc biệt, các mẫu chim yến được kiểm phải được các bên ký xác nhận niêm phong mẫu vật. Không thể công bố dịch dựa trên các quy trình thiếu chặt chẽ, nguồn mẫu xét nghiệm chưa rõ ràng”.
Trả lời về thông tin liên quan đến các kết quả xét nghiệm, bà Đặng Phạm Minh Loan, Tổng Giám Đốc Công ty CP Yến Việt khẳng định: Nhà chim Thanh Bình là một trong những tài sản lớn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xử lý đàn chim sẽ không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi rất tin tưởng vào cơ quan chức năng tại tỉnh Ninh Thuận, nhất trí với các quyết định xử lý đàn chim tại nhà chim Thanh Bình”. Tuy nhiên, khi PV cần xem các Biên Bản lấy mẫu vật kiểm nghiệm, Phiếu kết quả kiểm nghiệm và các văn bản pháp lý của cơ quan chức năng, thì đại diện Công ty CP Yến Việt thành thật chia sẻ: “Đến nay Công ty chỉ được nghe công bố thông tin trong các buổi họp. Chúng em hoàn toàn không có văn bản pháp lý nào để cung cấp cho báo chí vì các cơ quan chức năng đang lưu giữ”. Hiện tại, được biết phía Công ty CP Yến Việt chỉ lưu giữ các Phiếu trả lời Kết quả xét nghiệm xác định chim yến “âm tính” với virus A/H5N1 (không nhiễm bệnh - PV) từ Phân Viện Thú y Miền Trung và Cơ quan Thú y Vùng 6.
Các nhà yến lân cận không phát hiện nhiễm bệnh
Một điểm đáng lưu ý là khi PV Báo NB&CL xâm nhập khu vực đường Thống Nhất, phường Đạo Long, TP.Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận để tìm hiểu các nhà nuôi chim yến lân cận cơ sở Thanh Bình thì nhận được thông tin khả quan: Các cơ quan chức năng đã nhiều lần tiến hành lấy mẫu tại các nhà yến khác và kết quả xét nghiệm đều không phát hiện chim yến nhiễm virus A/H5N1. Theo anh Lê Anh Tuấn, một hộ nuôi yến tại hẻm 586 đường Thống Nhất cho biết: Mình bức xúc lắm vì mình thấp cổ bé họng nên không dám nói. Cơ quan chức năng người ta làm, mình là dân thường thì mình đâu dám nói. Nếu là dịch bệnh thực sự thì chắc cả khu vực xóm này đã bị lây nhiễm rồi bởi vì xung quanh đây rất nhiều nhà nuôi chim yến sát nhau. Hiện tại, xung quanh không có chết con chim nào cả, chính quyền ở đây cũng đến kiểm tra tại nhiều cơ sở và hầu hết đều không có chim chết.
Đại diện gia đình khác, hộ nuôi chim yến tại số 586/2 Thống Nhất khẳng định: Trước đây khi chưa có thông báo dịch xảy ra thì lác đác cũng có chim chết trên mái nhà, đây là việc hoàn toàn bình thường vì đàn chim hàng trăm ngàn con cũng phải có con già, con bệnh, con chết. Riêng sự việc lần này, Cơ quan Thú y Vùng 6 đã kiểm tra nhiều hộ nuôi chim yến lân cận cơ sở Thanh Bình nhưng không hề phát hiện chim nào bị nhiễm bệnh. Ông Tín Nghĩa, Chủ cơ sở Tín Nghĩa chuyên về thiết bị nhà chim yến (số 412 Thống Nhất, TP. Phan Rang) khẳng định: Trong rất nhiều năm làm nghề tư vấn kỹ thuật lắp đặt, xây dựng nhà nuôi chim yến thì đây là lần đầu tiên tôi nghe thông tin chim yến nhiễm virus cúm A/H5N1, tôi hơi ngạc nhiên và chưa thuyết phục trước thông tin này.
Đặc biệt, ông Văn Công Đồng, 87 tuổi, ngụ tại số nhà 590 Thống Nhất, giáp cạnh cơ sở Thanh Bình khẳng định: Trong suốt thời gian qua, trên mái nhà ông không hề có xác chim yến chết. Mọi sinh hoạt của gia đình ông diễn ra bình thường cho đến thời điểm nghe công bố dịch. “Chỉ tội nhất là người ta giết rất nhiều chim yến, bỏ vào trong các bao lớn và đem đi tiêu hủy, trông thật đau đớn” - ông Đồng buồn chia sẻ.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng 6 khẳng định: Chúng tôi đã làm đúng trách nhiệm về xét nghiệm mẫu chim nhiễm bệnh khi mang về đến Cơ quan Thú y Vùng 6. Tuy nhiên, ông Bình cũng chia sẻ, thực tế việc phát hiện chim yến nhiễm virus A/H5N1 là quá mới. Khi PV đặt câu hỏi về việc có khả năng nào “gây bệnh nhân tạo” cho chim yến nhiễm virus A/H5N1 hay không, thì ông Bình chia sẻ: Về mặt thực tiễn, khả năng gây bệnh nhân tạo cho chim yến nhiễm virus là có thể. Trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy thực nghiệm, người ta vẫn thường tạo ra các chủng bệnh lý nhằm giúp sinh viên, người nghiên cứu khoa học triển khai xử lý thực nghiệm. Đồng quan điểm với ông Bình, PGS-TS Nguyễn Khoa Diệu Thu bức xúc: Với kinh nghiệm hơn hàng chục năm nghiên cứu chuyên về chim yến, tôi nghi ngờ khả năng chim yến nhiễm virus A/H5N1. Đề nghị các cơ quan chức năng cần nghiêm túc kiểm tra kỹ quy trình lấy mẫu, xét nghiệm, đảm bảo tính khách quan, chính xác và trung thực. Mỗi thông tin công bố liên quan đến dịch bệnh cần phải được thận trọng xem xét kỹ lưỡng trên mọi phương diện, kể cả thực tế nếu có phát hiện và thấy một vài mẫu chim chết nhiễm virus A/H5N1 thì cũng phải có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi vội vàng công bố dịch bệnh.
Phát hiện tranh chấp nội bộ tại Công ty CP Yến Việt
Trong quá trình điều tra thông tin về diễn biến xảy ra tại các nhà nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi phát hiện “tình tiết” mới xung quanh quá trình quản lý điều hành Công ty CP Yến Việt. Cụ thể, Công ty trước đây được sáng lập và điều hành bởi ông Võ Thái Lâm, tuy nhiên những năm gần đây, do quản lý yếu kém và vi phạm một số nguyên tắc về tài chính, ông Lâm đã không còn nắm quyền kiểm soát và điều hành Công ty. Đại diện Quỹ Đầu tư Vinacapital và các cổ đông khác hiện giữ cổ phần chi phối (tỷ lệ 67%) tại doanh nghiệp này. Tuy vẫn giữ một số cổ phần ít hơn tại Công ty CP Yến Việt, song ông Võ Thái Lâm lại “xuất hiện” trên thị trường với tư cách đại diện Công ty TNHH Yến Sào Thăng Long (Dragonnest) - một doanh nghiệp đang cạnh tranh trực tiếp với Công ty CP Yến Việt.
Ngoài ra, rất nhiều chi tiết đáng chú ý khác như thời điểm phát hiện ra chim yến chết hàng loạt tại cơ sở Thanh Bình cũng là thời điểm ông Võ Thái Lâm ra vào khu vực nhà nuôi chim yến. “Chính ông Lâm và người thân đã tự lấy mẫu chim yến chết đi kiểm nghiệm và không trả kết quả xét nghiệm về công ty. Thực tế là đến thời điểm hiện nay, tất cả mẫu chim sống, mẫu phân được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm kỹ lưỡng đều cho kết quả âm tính, không phát hiện virus A/H5N1. Các mẫu chim từ sau khi công bố có dịch, sau khi Công ty không cho phép ông Lâm vào nhà yến cũng không nhiễm bệnh” - đại diện Công ty CP Yến Việt chia sẻ.
Theo ông Lê Danh Hoàng, chủ một doanh nghiệp chuyên nuôi chim yến tại TPHCM, khẳng định: Trong trường hợp có dịch bệnh, chắc chắn các mẫu phân chim cũng nhiễm virus. Nếu chỉ có một số con chim chết nhiễm bệnh (chim sống không nhiễm bệnh), mà việc kiểm soát quy trình xét nghiệm dịch bệnh chưa chặt chẽ thì mọi người có quyền nghi ngờ tính xác thực của chim nhiễm bệnh. “Hiện nay, có rất nhiều cách tạo ra cái chết hàng loạt của chim yến. Rất mong cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ, kể cả việc đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra có hay không khả năng phá hoại, cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau. Đây là sự việc nghiêm trọng vì nó liên quan đến cả ngành công nghiệp nuôi chim yến và khai thác sản phẩm từ yến, đảm bảo thương hiệu yến sào Việt Nam trên thị trường thế giới” - ông Danh Hoàng phân tích.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin liên quan đến sự việc này và cung cấp cho bạn đọc trong các bài viết sắp tới.
Công bố dịch dựa trên kết quả xét nghiệm “mờ mịt” ???
Truy tìm thông tin từ các trang web quốc tế và nguồn dữ liệu do một số nhà khoa học sinh học Việt Nam cung cấp, đến thời điểm hiện nay, việc phát hiện chim yến tại Ninh Thuận có nhiễm virus cúm A/H5N1 là trường hợp đầu tiên trên thế giới. Thông tin này trở nên “nóng sốt” bởi lẽ mọi người lo lắng và việc công bố dịch chính thức từ cơ quan quản lý Nhà nước. Vấn đề là khi tìm hiểu kỹ lại thông tin, chúng tôi phát hiện ra khá nhiều chi tiết đáng để cộng đồng lưu tâm.
Các kết quả xét nghiệm âm tính (không nhiễm virus) từ chim yến tại cơ sở Thanh Bình.
Thứ nhất, cho đến thời điểm hiện nay, ngay chính doanh nghiệp là Công ty CP Yến Việt (đơn vị chủ quản cơ sở nuôi chim yến Thanh Bình) không hề có trong tay các văn bản pháp lý kiểm nghiệm chim yến nhiễm virus cúm A/H5N1, tất cả thông tin chim yến nhiễm bệnh đều được thông tin “miệng” từ các cơ quan chức năng thuộc tỉnh Ninh Thuận. Trong khi, theo PGS-TS Nguyễn Khoa Diệu Thu, nguyên Trưởng phòng Công nghệ tế bào động vật - Viện Sinh học Nhiệt đới (thuộc Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam) phân tích: “Quy trình kiểm nghiệm và công bố dịch trên chim yến phải được thực hiện hết sức nghiêm túc, kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tính chính xác. Các kết quả kiểm nghiệm phải được ký ban hành bởi cơ quan có chức năng, thẩm quyền xét nghiệm, đầy đủ thông số khoa học và biện pháp thực hiện xét nghiệm. Đặc biệt, các mẫu chim yến được kiểm phải được các bên ký xác nhận niêm phong mẫu vật. Không thể công bố dịch dựa trên các quy trình thiếu chặt chẽ, nguồn mẫu xét nghiệm chưa rõ ràng”.
Trả lời về thông tin liên quan đến các kết quả xét nghiệm, bà Đặng Phạm Minh Loan, Tổng Giám Đốc Công ty CP Yến Việt khẳng định: Nhà chim Thanh Bình là một trong những tài sản lớn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xử lý đàn chim sẽ không ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi rất tin tưởng vào cơ quan chức năng tại tỉnh Ninh Thuận, nhất trí với các quyết định xử lý đàn chim tại nhà chim Thanh Bình”. Tuy nhiên, khi PV cần xem các Biên Bản lấy mẫu vật kiểm nghiệm, Phiếu kết quả kiểm nghiệm và các văn bản pháp lý của cơ quan chức năng, thì đại diện Công ty CP Yến Việt thành thật chia sẻ: “Đến nay Công ty chỉ được nghe công bố thông tin trong các buổi họp. Chúng em hoàn toàn không có văn bản pháp lý nào để cung cấp cho báo chí vì các cơ quan chức năng đang lưu giữ”. Hiện tại, được biết phía Công ty CP Yến Việt chỉ lưu giữ các Phiếu trả lời Kết quả xét nghiệm xác định chim yến “âm tính” với virus A/H5N1 (không nhiễm bệnh - PV) từ Phân Viện Thú y Miền Trung và Cơ quan Thú y Vùng 6.
Các nhà yến lân cận không phát hiện nhiễm bệnh
Một điểm đáng lưu ý là khi PV Báo NB&CL xâm nhập khu vực đường Thống Nhất, phường Đạo Long, TP.Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận để tìm hiểu các nhà nuôi chim yến lân cận cơ sở Thanh Bình thì nhận được thông tin khả quan: Các cơ quan chức năng đã nhiều lần tiến hành lấy mẫu tại các nhà yến khác và kết quả xét nghiệm đều không phát hiện chim yến nhiễm virus A/H5N1. Theo anh Lê Anh Tuấn, một hộ nuôi yến tại hẻm 586 đường Thống Nhất cho biết: Mình bức xúc lắm vì mình thấp cổ bé họng nên không dám nói. Cơ quan chức năng người ta làm, mình là dân thường thì mình đâu dám nói. Nếu là dịch bệnh thực sự thì chắc cả khu vực xóm này đã bị lây nhiễm rồi bởi vì xung quanh đây rất nhiều nhà nuôi chim yến sát nhau. Hiện tại, xung quanh không có chết con chim nào cả, chính quyền ở đây cũng đến kiểm tra tại nhiều cơ sở và hầu hết đều không có chim chết.
Ông Văn Công Đồng, cư dân ngụ tại nhà 590 Thống Nhất, TP. Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận - liền kề cơ sở nuôi chim yến Thanh Bình.
Đại diện gia đình khác, hộ nuôi chim yến tại số 586/2 Thống Nhất khẳng định: Trước đây khi chưa có thông báo dịch xảy ra thì lác đác cũng có chim chết trên mái nhà, đây là việc hoàn toàn bình thường vì đàn chim hàng trăm ngàn con cũng phải có con già, con bệnh, con chết. Riêng sự việc lần này, Cơ quan Thú y Vùng 6 đã kiểm tra nhiều hộ nuôi chim yến lân cận cơ sở Thanh Bình nhưng không hề phát hiện chim nào bị nhiễm bệnh. Ông Tín Nghĩa, Chủ cơ sở Tín Nghĩa chuyên về thiết bị nhà chim yến (số 412 Thống Nhất, TP. Phan Rang) khẳng định: Trong rất nhiều năm làm nghề tư vấn kỹ thuật lắp đặt, xây dựng nhà nuôi chim yến thì đây là lần đầu tiên tôi nghe thông tin chim yến nhiễm virus cúm A/H5N1, tôi hơi ngạc nhiên và chưa thuyết phục trước thông tin này.
Đặc biệt, ông Văn Công Đồng, 87 tuổi, ngụ tại số nhà 590 Thống Nhất, giáp cạnh cơ sở Thanh Bình khẳng định: Trong suốt thời gian qua, trên mái nhà ông không hề có xác chim yến chết. Mọi sinh hoạt của gia đình ông diễn ra bình thường cho đến thời điểm nghe công bố dịch. “Chỉ tội nhất là người ta giết rất nhiều chim yến, bỏ vào trong các bao lớn và đem đi tiêu hủy, trông thật đau đớn” - ông Đồng buồn chia sẻ.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y Vùng 6 khẳng định: Chúng tôi đã làm đúng trách nhiệm về xét nghiệm mẫu chim nhiễm bệnh khi mang về đến Cơ quan Thú y Vùng 6. Tuy nhiên, ông Bình cũng chia sẻ, thực tế việc phát hiện chim yến nhiễm virus A/H5N1 là quá mới. Khi PV đặt câu hỏi về việc có khả năng nào “gây bệnh nhân tạo” cho chim yến nhiễm virus A/H5N1 hay không, thì ông Bình chia sẻ: Về mặt thực tiễn, khả năng gây bệnh nhân tạo cho chim yến nhiễm virus là có thể. Trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy thực nghiệm, người ta vẫn thường tạo ra các chủng bệnh lý nhằm giúp sinh viên, người nghiên cứu khoa học triển khai xử lý thực nghiệm. Đồng quan điểm với ông Bình, PGS-TS Nguyễn Khoa Diệu Thu bức xúc: Với kinh nghiệm hơn hàng chục năm nghiên cứu chuyên về chim yến, tôi nghi ngờ khả năng chim yến nhiễm virus A/H5N1. Đề nghị các cơ quan chức năng cần nghiêm túc kiểm tra kỹ quy trình lấy mẫu, xét nghiệm, đảm bảo tính khách quan, chính xác và trung thực. Mỗi thông tin công bố liên quan đến dịch bệnh cần phải được thận trọng xem xét kỹ lưỡng trên mọi phương diện, kể cả thực tế nếu có phát hiện và thấy một vài mẫu chim chết nhiễm virus A/H5N1 thì cũng phải có thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi vội vàng công bố dịch bệnh.
Phát hiện tranh chấp nội bộ tại Công ty CP Yến Việt
Trong quá trình điều tra thông tin về diễn biến xảy ra tại các nhà nuôi chim yến tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi phát hiện “tình tiết” mới xung quanh quá trình quản lý điều hành Công ty CP Yến Việt. Cụ thể, Công ty trước đây được sáng lập và điều hành bởi ông Võ Thái Lâm, tuy nhiên những năm gần đây, do quản lý yếu kém và vi phạm một số nguyên tắc về tài chính, ông Lâm đã không còn nắm quyền kiểm soát và điều hành Công ty. Đại diện Quỹ Đầu tư Vinacapital và các cổ đông khác hiện giữ cổ phần chi phối (tỷ lệ 67%) tại doanh nghiệp này. Tuy vẫn giữ một số cổ phần ít hơn tại Công ty CP Yến Việt, song ông Võ Thái Lâm lại “xuất hiện” trên thị trường với tư cách đại diện Công ty TNHH Yến Sào Thăng Long (Dragonnest) - một doanh nghiệp đang cạnh tranh trực tiếp với Công ty CP Yến Việt.
Ngoài ra, rất nhiều chi tiết đáng chú ý khác như thời điểm phát hiện ra chim yến chết hàng loạt tại cơ sở Thanh Bình cũng là thời điểm ông Võ Thái Lâm ra vào khu vực nhà nuôi chim yến. “Chính ông Lâm và người thân đã tự lấy mẫu chim yến chết đi kiểm nghiệm và không trả kết quả xét nghiệm về công ty. Thực tế là đến thời điểm hiện nay, tất cả mẫu chim sống, mẫu phân được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm kỹ lưỡng đều cho kết quả âm tính, không phát hiện virus A/H5N1. Các mẫu chim từ sau khi công bố có dịch, sau khi Công ty không cho phép ông Lâm vào nhà yến cũng không nhiễm bệnh” - đại diện Công ty CP Yến Việt chia sẻ.
Theo ông Lê Danh Hoàng, chủ một doanh nghiệp chuyên nuôi chim yến tại TPHCM, khẳng định: Trong trường hợp có dịch bệnh, chắc chắn các mẫu phân chim cũng nhiễm virus. Nếu chỉ có một số con chim chết nhiễm bệnh (chim sống không nhiễm bệnh), mà việc kiểm soát quy trình xét nghiệm dịch bệnh chưa chặt chẽ thì mọi người có quyền nghi ngờ tính xác thực của chim nhiễm bệnh. “Hiện nay, có rất nhiều cách tạo ra cái chết hàng loạt của chim yến. Rất mong cơ quan chức năng kiểm tra chặt chẽ, kể cả việc đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra có hay không khả năng phá hoại, cạnh tranh không lành mạnh lẫn nhau. Đây là sự việc nghiêm trọng vì nó liên quan đến cả ngành công nghiệp nuôi chim yến và khai thác sản phẩm từ yến, đảm bảo thương hiệu yến sào Việt Nam trên thị trường thế giới” - ông Danh Hoàng phân tích.
Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu thông tin liên quan đến sự việc này và cung cấp cho bạn đọc trong các bài viết sắp tới.
Tổ chim yến (yến sào) miễn nhiễm với virus A/H5N1
Hiện nay trên thế giới, do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, sản phẩm yến sào Việt Nam đang được đánh giá chất lượng hàng đầu thế giới. Yến sào cũng hoàn toàn miễn nhiễm với virus A/H5N1. Trên thương trường, sản phẩm yến sào từ nước ta luôn có giá thành cao hơn sản phẩm cùng loại tại các quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia... Hàng năm, doanh nghiệp Việt đã tiến hành xuất khẩu mặt hàng yến sào ra hàng loạt quốc gia trên thế giới, góp phần thu nhiều ngoại tệ và nộp ngân sách Nhà nước. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần bảo vệ uy tín thương hiệu yến sào Việt Nam và xử lý đúng mực trong công tác phòng chống dịch bệnh. |
Tường Minh
Theo Congluan.vn
Theo Congluan.vn
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét