Trong thời gian vừa qua, tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, từ những chủ đầu tư nhà yến, hỏi về nguyên nhân gây mốc gỗ nhà yến.
1/. Anh T ở Bến Cát Bình Dương.
A gọi điện cho tôi và hỏi rằng nhà A vừa đóng xong gỗ thì đã bị mốc khoảng 40% số lượng gỗ đã lắp đặc. Trong khi đó nhà chưa đi vào hoạt động.
+ Tôi hỏi A ta:
- A dùng loại gỗ nào ? Trả lời : Gỗ Bạch Tùng
- A mua gỗ ở đâu ? Trả lời: Mua ở gần nhà.
- Gỗ đã sấy chưa và sử lí chưa ? Trả lời: Tôi không biết.
- A có thể đo độ ẩm trong nhà anh được ko? Trả lời: Từ 85% - 95% tùy theo tầng.
- Gỗ đã bào vệ sinh bề mặt và tạo rãnh chưa ? Trả lời : Chưa.
- Màu và trọng lương của phần gỗ bị mốc ? : Trả lời : trắng nhạt và rất nhẹ.
- Gỗ mốc toàn diện hay cục bộ ? Trả lời : Khoảng 40% mốc toàn diện, 60% còn lại thì không.
+ Tôi kết luận và bảo với A ta rằng: 40% phần gỗ bị mốc là gỗ non hoặc gỗ tận dụng kém chất lượng. A nên tháo tất cả xuống, loại bỏ những thanh gỗ bị mốc và kém chất lượng, số còn lại bào vệ sinh bề mặt và tạo rảnh trước khi lắp đặt trở lại.
+ Tôi đã chỉ cho anh ta chổ mau gỗ tốt nhất và cách chọn loại gỗ tốt.
+ Sau khi hoàn thành nhà yến đi vào hoạt động tốt, A gọi điện cảm ơn vì đã tư vấn cho A có được một ngôi nhà nuôi yến chất lượng tốt.
+ Hình ảnh dưới đây là gỗ đạt chất lượng mà tôi sử dụng cho nhiều nhà yến.
2/. Anh H ở Cà Mau.
Tình hình còn nghiệm trong hơn, A này gọi điện cho tôi than phiền vì nhà nuôi yến mới đi vào hoạt động hơn một tháng mà gỗ đã mốc toàn diện, Anh nói với tôi rằng anh không biết gì về gỗ làm nhà yến, nên đã nhờ người tư vấn đã từng viết sách về nuôi chim yến tên N.T.C, dẫn anh đến tận lò sấy gỗ gần Đại Học Nông Lâm TPHCM mua gỗ, anh cũng người tư vấn này dùng máy kiểm tra độ ẩm gỗ, có độ ẩm tử 8-10% đạt yêu cầu kỹ thuật. Vậy nguyên nhân do đâu ?
+ Theo thông tin từ anh H cung cấp:
- Tôi khẳng định gỗ này là gỗ non và gỗ tận dụng trên 40%.
- Thiết bị độ độ ẩm gỗ có vấn đề, dẫn đến đo độ ẩm không chính xác.
- Chưa được bào vệ sinh bề mặt.
- Người tư này không thật tâm, chỉ muốn kiếm tiền cò trong vụ mua bán gỗ này.
+ Khi gỗ nhà yến bị mốc người tư vấn này chỉ nói một câu đơn giản là do điều hành nhà yến không đúng cách.( Thực chất độ ẩm trong nhà yến là 80-85% là điêu kiện tốt)
+ Anh H quyết tháo bỏ toàn bộ phần gỗ đã lắp đặt và thay vào đó là những lam bê tông.
3/ Nhà Chị M ở Gồ Công, Tiền Giang.
+ Được một người TV ở đại phương xây dựng.
+ Gỗ được dùng lắp đặt thanh làm tổ là, gỗ xoan đào, gỗ trâm tím. sau 2 đi vào một đi vào hoạt động, toàn bộ số trên đã bị mốc toàn diện. Chị M tốn rất nhiều tiền và công sức, mà không thể nào sử lí hết được, đành sông chung với mốc gỗ. Nhiều lúc chị nói muốn tháo bỏ hết và làm lại bằng gỗ khác một lần luôn cho xong, nhưng lại tiếc số chim đã vào nhà ở trên 100 con. Trong thời gian gần đây theo lời khuyên của tôi, dùng muôi, Tanali, thuốc trị mốc trong nghành thực phẩm và điều chỉnh lại thiết bị tạo ẩm cho phù hợp, thì mấy tháng gần đây lượng mốc đã giảm đi 80%.
+ Nguyên gây mốc gỗ nhà chị M:
- Gỗ chưa được sấy khô, chưa được xử lí trước đưa vào lắp đặt.
- Do vận hành mấy phun sương không đúng cách: máy được hẹn giờ cứ 1h thì hoạt 15 phút , không cần biết gì hết, cho dù độ trong nhà 98%- 102% . Vì lượng nước trong nhà là quá nhiều gây thấm sàn nhà, trong một thời gian dài hiện tượng gỗ bị mốc là lẻ đường nhiên.
5/ Nhà Cô N tại Bà Riạ Vũng Tàu:
+ Vào cuối năm 2009 Nghề nuôi chim yến trong nhà bắt đầu rộ lên, cô N tại Bà Rịa Vũng Tàu đi tìm người TV thi công xây dựng nhà yến cho gia đình mình. Qua nhiều người, bạn bè Cô tìm được nhà TV là công yến uy tín hàng đầu ở Nha Trang vào thi công nhà nuôi yến của mình tại Bà Rịa. Sau 1 năm đị vào hoạt động, Cô N cảm thấy bất an khi nhà bên cạnh nhà mình thi công cùng thời điểm thì đã có hơn 100 con vào ở và làm tổ, nhưng nhà mình thì không một con nào. Cô N lại đi nhà TV khác, khi vào khảo sát thì thấy toàn số gỗ lắp thanh làm tổ đã bị mốc hết từ khi nào. Cô N đã thay toàn bột số lượng gỗ trên bằng gỗ Meranti nhập từ Malaisia. Đến nay lượng chim yến nhà Cô N tăng bầy đàn rất ổn định theo chu kỳ sinh sản.
+ Nguyên nhân: Là do nhà tư vấn lắp đặt thanh làm tổ toàn là gỗ tạp và chưa qua sử lí.
Gỗ Meranti nhập từ Malaisia |
Gỗ Meranti từ Malaisia |
+ Sau khi 3 tháng đi vào hoạt động hoạt bộ gỗ đã bị mốc. Nhà H được một công ty tư vấn S.G.L tại TPHCM
thi công lắp đặt. Anh H đã tháo bỏ toàn bộ số gỗ đã lắp đặt và thay vào đó là gỗ Meranti nhập từ Malaisia về.
+ Nguyên nhân: là do không đạt chất lượng 45% là gỗ Bạch Tùng non và tận dụng, gỗ chư được xấy và sử lí đúng yêu cầu kỹ thuật.
7/ Nhà nuôi yến chú C ở Tiền Giang :
Chú C hợp đồng với công ty H.Y.E tại TPHCM, trong hợp đồng ghi rõ thanh làm tổ được sử dụng là thanh SWO2. Sau 2 tháng đi vào hoạt động toàn những thanh gỗ bị mốc, chú C nghi vấn mình bị lừa, lấy mẫu gỗ đi hỏi những người khác thì được trả lời gỗ này là gỗ bạch tùng kém chất lượng chứ không phải SWO2 gì cả.Chú C công ty tư vấn bắt đền, chú C nói với công ty tư vấn nếu không đền tôi đị kiện. Công ty này bộc phải lắp đặt lại cho nhà chú C là thanh SWO2.
II/ KẾT LUẬN:
1/ Các nhà tư vấn: Ở Việt Nam các tư vấn còn quá yếu, vừa làm vừa học, không chú trọng vào kỹ thuật, chỉ tham lợi nhuận cho nhiều nên đã làm nhà yến không đạt yêu cầu nhất là các thanh ván làm tổ sử dụng những loại gỗ kém chất lượng gỗ tạp, chưa có nghiên cưú chuyên sâu và sáng tạo, đa số là copy từ nhà này sang nhà khác không phát hiện ra những lổi sai để khắc phục kịp thời.
2/ Về nhà đầu tư nóng vội, chạy theo thời cuộc, không trang bị cho mình một kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi yến. Vì vậy dể gập siêu lừa tư vấn, thực sự các nhà tư vấn này có cái đầu rỗng tuếch.
III/ CÁC BƯỚC CẦN THIẾT ĐỀ ĐẦU TƯ MỘT NHÀ NUÔI YẾN THÀNH CÔNG:
1/ Xem xây dựng nhà yến như một dự án đầu tư.
2/ Khảo sát kỹ khu vực bạn muốn xây dựng nhà yến, về sự phân bố của số lượng chim trong khu vực, về vị trí địa lí, địa chất để chọn vật liêu xây dựng phù hợp với từng đại phương.
3/ Trang bị kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi yến.
4/ Chọn nhà tư vấn không phải về hình thức quảng cáo,công ty hoành tráng, mà phải chọn chất lượng là hàng đầu.
5/ yêu nhà tư vấn cung cấp bản vẽ chi tiết, mẫu vật tư, số lượng ( gỗ, loa....)
6/ Hình thức bảo hành.
7/Quá trình phát triển bầy đàn và thu hoạch: Nghề nuôi yến được xem như là một nghề nông nghiệp trồng cấy lâu năm.Vì vậy nhà nuôi yến phải từ sau năm thứ 3 trở đi mới cho thu nhập lớn, càng lâu năm thì càng hiệu quả.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét