Người nghiên cứu thành mô hình nuôi yến ở Bình Phước là bác sĩ Huỳnh Kim Tiền, chủ DNTN Hồng Đức

*
Chuyên trang kinh tế phát triển: Ông là bác sĩ, phó giám đốc Sở Y tế,
hiệu trưởng của một trường trung học y tế tại Bình Phước, vì sao lại đi
nghiên cứu mô hình nuôi chim yến lấy tổ?
![]() |
Tôi sinh ra và lớn lên tại “vương quốc” chim yến Nha
Trang - Khánh Hòa, từ nhỏ đã được theo cha chú của mình đi ra đảo lấy tổ
yến. Tôi ấp ủ ước mơ nuôi yến ngay trong ngôi nhà của mình. Đến tuổi
trưởng thành, tôi về Đồng Xoài – Bình Phước lập nghiệp. Tình cờ cách đây
khoảng 10 năm, tôi đã đọc được thông tin người dân Indonesia nuôi được
chim yến trong nhà rất thành công. Không quản ngại xa xôi, tôi tạm gác
công việc, “khăn gói” sang học hỏi, nghiên cứu về mô hình nuôi yến. Về
nước, một mình tôi lặn lội ra các hòn đảo ở Khánh Hòa để tìm hiểu các
“ngôn ngữ” của chim yến. Hàng năm trời, xuôi ngược nhưng nhiều lần thất
bại về mô hình này, thậm chí tôi còn bắt yến về nuôi để làm tổ nhưng
cũng thất bại nặng nề vì yến không thể sống ở đất liền. Năm 2005, tôi đã
quyết định xây nhà cho yến tại nhà của mình. Không ngờ, sau một thời
gian chờ đợi, yến bắt đầu về làm tổ.
* Trời không phụ lòng người, ông có thể chia sẻ về những thành công của mình?
-
Ngoài xây nhà cho yến đúng với kỹ thuật, yếu tố quan trọng nhất là tạo
ra âm thanh của yến khi gọi bạn tình. Lúc đầu về Bình Phước, tôi tính
làm thử nghiệm thôi vì thời tiết ở đây khó lắm và nhìn trên bầu trời chẳng
thấy yến đâu, tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu thấy thỉnh thoảng
cũng có yến về thì tôi quyết định xây nhà cho yến luôn. Khi xây nhà cho
yến, mọi người cứ nghĩ là tôi đang bị bệnh hoang tưởng. Để dẫn được yến
vào làm tổ sinh sản thì nhà yến phải giống như hang yến tự nhiên. Từ độ
ẩm, nhiệt độ, ánh sáng đến âm thanh đặc trưng của loài yến mà mình ghi
âm được cuốn hút chim yến... Trong ngôi nhà của yến, tôi có lắp hệ thống
phun sương, tạo độ ẩm để duy trì nhiệt độ luôn ở dưới 30 độ C. Vì học
“ngôn ngữ” của yến, tôi đã phải lặn lội cả tháng trời ra đảo khơi, cùng
ăn, cùng ngủ với chim yến để biết được tập tính, lối sống của nó, đặc
biệt là ghi âm cho được thứ “ngôn ngữ” riêng biệt.
* Được
biết, ông là người đầu tiên ở Bình Phước nghiên cứu thành công về mô
hình nuôi yến. Vậy ông có dự định truyền lại những bí quyết này cho
những ai đam mê về yến?
-
DNTN Hồng Đức luôn sẵn sàng tư vấn, cung cấp và lắp đặt thiết bị nhà
yến, gọi yến, ấp nở, nhân, tách bầy đàn yến. Hiện nay, có 3 loại yến mà
tổ có thể ăn được. Tổ yến màu trắng được kết từ nước bọt của chim yến
hàng. Tổ yến màu đen có khoảng 10% lông cơ thể và 90% là nước bọt của
chim bố, mẹ. Loại thứ 3 là yến rêu gồm rác và nước bọt của yến lẫn lộn.
Trong thành phần tổ yến có chứa hàm lượng protein rất cao (45% - 55%),
trong đó có chứa tới 18 loại acid amin, một số hàm
lượng cao như: acid, aspartic serine, tyrosine, phenylalamine, valine
arginine, leucine… Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và tyrosine
là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị
nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Hiện nay,
các nhà khoa học đang nghiên cứu dùng yến sào điều trị các bệnh ung thư
và HIV/AIDS vì phát hiện có một số chất kích thích sinh trưởng tế bào
bạch cầu ngoại biên trong yến sào.
Mặt hàng đắt giá nhất trên thị trường thế giới
Yến sào luôn được coi là cao lương mỹ vị, mặt hàng đắt giá trên thị trường thế giới. Giá
tổ yến không ngừng tăng cao theo từng thời kỳ. trong khoảng 30 năm trở
lại đây, 1 kg tổ yến đã tăng đến 10 lần, từ 500 - 600 USD năm 1978 đến
3.000 - 4.000 USD năm 2004 và bây giờ 1 kg tổ yến có thể đạt tới 6.000 -
6.500 USD. Bằng nhiều phương pháp phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra
giá trị bổ dưỡng của yến sào. Yến sào được biết đến nhiều nhất với các
tác dụng làm đẹp da, kích thích phát triển và trẻ hóa tế bào, bổ phổi,
tăng cường sinh lực, tăng cường hồng cầu và huyết sắc tố, tăng cường hệ
miễn dịch, tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường tập trung, phục hồi
siêu vi B, C… tiêu đờm, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, tim mạch,
huyết áp cao, tiểu đường… Để chia sẻ những thành công của mình với những
ai có nhu cầu nuôi chim yến có thể liên hệ TTƯT - bác sĩ Huỳnh Kim
Tiền, DNTN Hồng Đức, địa chỉ: Hải Thượng Lãn Ông, xã Tiến Thành, thị xã
Đồng Xoài - Bình Phước, điện thoại: 0914.428607 - 0948990758 để được cố
vẫn kỹ thuật.
|
Xuân Toàn thực hiện( Báo người lao động)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét