Báo Doanh nhân sài gòn – 23/8/2011 Nuôi yến trong nhà là một nghề đặc
thù ở vùng Đông Nam Á. Vào năm 2001, Indonesia có 10.000 ngôi nhà yến,
Malaysia có 1.000. Mười năm sau, Indonesia đã có khoảng 00.000 nhà,
Malaysia là 40.000, và lúc này Thái Lan cũng có 60.000-70.000 nhà
ndonesia
là nước có sản lượng yến lớn nhất. Năm 2008, riêng nước này cung cấp
70% nhu cầu tổ yến cho toàn thị trường. Thái Lan đứng thứ hai. Tiếp theo
là Malaysia. Năm 2008, nước này sản xuất 25 tấn tổ yến, có giá trị
tương đương 1 tỷ RM. Hiện Malaysia đang phấn đấu đạt mức 30% thị trường
toàn cầu, tạo ra doanh thu 1,45 tỷ USD vào năm 2020.
“Đón” nghề
Mô hình khu nuôi yến tập trung
Năm
2008, trọng lượng tổ yến tiêu thụ trên thị trường thế giới là 260 tấn,
đạt doanh thu khoảng 4,3 tỷ đô la Mỹ. Thị trường nhập khẩu chính là Hồng
Kông chiếm 50% lượng mua bán tổ yến thế giới; cộng đồng người Hoa ở các
nước Mỹ, Australia, New Zealand tiêu thụ khoảng 15%; Trung Quốc 8%, Đài
Loan 4% và Macao 4%.
Riêng năm 2006, các nơi này đã tiêu thụ 160
trên tổng số 200 tấn tổ yến được bán ra trên toàn thế giới. Ngoài ra, tổ
yến còn được bán sang các nước Canada, Châu Âu, Singapore, Nhật Bản,
Nam Triều Tiên...
Giá bán tổ yến đã sơ chế tại Hồng Kông từ 6.000 -
7.000 USD/kg. Trừ vàng, tổ yến sơ chế đắt hơn bất cứ kim loại nào trên
thế giới.
Nghề nuôi yến du nhập vào Việt Nam từ năm 2004, phát triển
ra các hộ dân năm 2005. Hiện nay, nuôi chim yến tại đây đã dần thành một
nghề với khoảng vài ngàn nhà yến, trong đó một số ít hộ gia đình có 5-6
nhà yến.
Một nhà nuôi yến thu hoạch trung bình 700-800gr đến 1kg tổ
yến mỗi tháng, có nhà thu hơn 10kg/tháng. Tuy nhiên cũng có không ít căn
nhà sau một số năm xây dựng, chim vào rất ít, chim con sau khi sinh ra
đều bay mất.
Qua nhiều năm tham gia hoạt động và theo dõi phát triển
của nghề mới này tại Việt Nam, tôi thấy, hiện có khoảng 60-70% nhà yến
xây dựng đã có chim vào làm tổ, riêng ở Bình Định đạt đến 80%, nhưng
năng suất không đồng đều và phải chỉnh sửa nhiều lần.
Các vùng nuôi
yến ở Việt Nam có thể tính từ Nghệ An trở vào đến đảo Phú Quốc, Cà Mau.
Nhiều nhất là TP.HCM (tính cả Cần Giờ) khoảng vài trăm nhà yến, tiếp đến
là Khánh Hòa khoảng 100, Bình Định có 60-70 nhà; sau đó là Tiền Giang,
Kiên Giang, Phú Yên, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu,
Quảng Ngãi, Long Thành, Bình Dương, Đồng Nai..., mỗi tỉnh đều có hàng
chục nhà yến.
Đầu tư vào nghề này thường là những người Việt Nam có
điều kiện kinh tế khá, vì vốn đầu tư ban đầu khá cao, tốc độ hoàn vốn
lại chậm. Hiện tại Việt Nam có một số nhà đầu tư nước ngoài như
Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia. Các nhà đầu tư nước ngoài này
thường tự làm nhà yến cho mình, và đã khá thành công.
Về đội ngũ nhà
thầu tư vấn, ở Việt Nam có khoảng 3-5 nhà tư vấn có tên tuổi, trong đó
có những nhà tư vấn tuy không xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông
tin đại chúng, nhưng nhiều nhà yến do họ làm đều có kết quả tốt.
Trong
tháng 10/2010, có một chuyên gia tư vấn có uy tín ở Đông Nam Á vào Việt
Nam. Ông này dự báo, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 10.000 nhà
yến, tức gấp 6-7 lần hiện nay.
Chưa ai tính được sản lượng tổ yến của
Việt Nam trong năm 2010. Mặc dù vậy có thể đưa ra một tư liệu cụ thể đã
được đăng tải chính thức: Huyện Cần Giờ (TP.HCM) có 77 căn nhà nuôi
chim yến (với tổng diện tích xây dựng 34.688,4m²), trong đó 17 căn có
sản phẩm thu hoạch và 60 căn mới xây dựng, gây nuôi chưa có sản phẩm.
Sản lượng thu hoạch của 17 nhà nuôi chim yến ở đây qua các năm như sau:
Năm
2008 là 60kg, năm 2009 thu 250kg, năm 2010 thu 400kg. Giá thị trường
khoảng 35 triệu đồng/kg yến thô. Như vậy, năm 2010, tổng trị giá tổ yến
của Cần Giờ đạt khoảng 14 tỷ đồng.
Nhưng để có kết quả này, đòi hỏi
vốn đầu tư xây dựng nhà nuôi chim yến rất lớn. Hơn nữa, sản lượng này
chỉ tập trung vào một số ít nhà.
Và “nuôi” nghề
Việt Nam nằm trong
vùng có điều kiện thiên nhiên thích hợp với chim yến, lại có bờ biển
dài, nhiều hồ ao, sông ngòi, cửa sông, là những yếu tố mang lại nguồn
thức ăn phong phú cho chim yến. Nhưng, chim yến là một loài sống phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, có đặc
tính sinh học đặc biệt. Vì vậy, nuôi yến hoàn toàn không phải một nghề dễ.
Sự
phát triển của chim yến có mối quan hệ tỷ lệ thuận với bảo vệ môi
trường. Nếu môi trường thiên nhiên bị phá hủy do đô thị hóa, chim yến có
thể sống trong “khách sạn 5 sao”, nhưng thức ăn không đủ, chim buộc
phải đi rất xa để kiếm ăn, sự tiêu tốn năng lượng sẽ làm cho số lượng
quần đàn giảm xuống.
Trong nuôi yến, cần chú ý mối cân bằng sinh học
giữa côn trùng – chim yến - con người, nghĩa là cần nghĩ đến sự cân bằng
giữa lượng thức ăn có trong tự nhiên với tổng đàn yến và số nhà yến mà
con người xây dựng.
Có thể nêu một ví dụ về cân bằng sinh học ảnh
hưởng đến sản lượng: Trong khi tại Indonesia, Malaysia, tỷ lệ thất bại
của nuôi yến trong nhà là 40% thì tại Philippines, tỷ lệ thành công là
83%.
Lý do tỷ lệ thất bại ở Indonesia và Malaysia khá cao là vì số trại và nhà nuôi yến phát triển nhanh hơn số lượng chim.
Indonesia
có công nghệ nuôi yến trong nhà rất phát triển, nhưng thất thu một phần
vì nuôi yến thiếu kiểm soát. Ngoài ra, cần biết một đặc điểm của loài
yến là phân bố không đồng đều. Ở Quảng Nam, Bình Định, Khánh Hòa có rất
nhiều hang yến, nhưng mỗi tỉnh chỉ có một hang có sản lượng cao nhất đạt
60-70% sản lượng tổ của mỗi tỉnh.
Trong nghề nuôi yến, cơ hội thành
công nhiều nhất là xây nhà ở gần nhà có nhiều yến (trung tâm yến) hoặc
gần đảo yến (cách khoảng 10km trở xuống là tốt nhất).
Ngày nay, người
ta có thể sử dụng máy gọi chim và quan sát đường chim bay, vùng chim
kiếm mồi để xem sau thời gian bao lâu thì gọi được bao nhiêu chim về, từ
đó xác định địa điểm xây dựng.
Chim yến có thói quen trở về nơi mà nó sinh ra, nhất là chim bố mẹ, nên thường chỉ dụ được chim con.
Vì
vậy, ở khu vực có nhiều nhà yến thì nhà mới xây dựng cần phải có kỹ
thuật cao, như băng tiếng gọi bầy đàn tốt nhất, chất dẫn dụ tốt, các
điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng phải thật phù hợp với yêu
cầu sinh lý sinh thái của chim, thì chim mới vào nhiều và ở lại. Nếu
không, chim sinh con ra trong nhà đó cũng sẽ lại đi sang các nhà khác có
điều kiện tốt hơn.
Quy hoạch những vùng nuôi yến cách xa thành phố
là cách tốt nhất để vừa phát triển đàn yến, tăng sản lượng tổ yến khai
thác, vừa bảo vệ môi trường sống của con người.
Hiện nay ở Việt Nam
đã có các khu nuôi yến tập trung như ở xã Tam Thôn Hiệp (huyện Cần Giờ,
TP.HCM). Tỉnh Ninh Thuận cũng mới có dự án quy hoạch nuôi yến tập trung
hai bên bờ sông Dinh. Một xu hướng mới hiện nay ở nước ngoài là hình
thành các khu nuôi yến tập trung trong vườn sinh thái Ecopark, với yêu
cầu là ở xa khu dân cư 10-50 km.
Hiện Malaysia có 20 dự án nuôi yến
như vậy, trong đó Ecopark tại Johor Baruh có 100 đơn vị nhà yến, kích
thước mỗi đơn vị khoảng 6 x 22m. Ở Indonesia, các khu nuôi yến tập trung
nhiều tại vùng nông thôn và hải đảo.
Việt Nam có nhiều đảo, có thể
quy hoạch nuôi yến trên một số đảo. Mô hình xây dựng nhà yến trên đảo đã
hoàn tất. Theo tổng kết đề tài năm 2008, nhà yến đảo Bình Định đã có
mấy chục tổ yến. Mô hình xây nhà nuôi yến trên đảo ở Việt Nam đã chứng
minh chim yến đảo có thể vào nhà sống bình thường khi ta tạo dựng điều
kiện sinh thái phù hợp cho nó.
Để nghề nuôi yến phát triển bền vững,
nuôi côn trùng cũng là một hướng đang được bổ cứu hiện nay. Một số nước
trong vùng đã hoàn thiện kỹ thuật xây nhà nuôi côn trùng sát nhà yến.
Ngoài
ra cần phải trồng thêm các loài cây mà yến yêu thích và bảo vệ môi
trường thiên nhiên ven biển. Thái Lan đã bảo tồn được khu rừng ngập mặn
nên đàn chim yến của Thái Lan phát triển rất nhanh.
Sự thành công về
nghề yến của các nước Đông Nam Á đã phát triển đến mức hình thành các tổ
chức ngành nghề, như Hiệp hội các nhà nuôi yến, Hiệp hội thương mại tổ
yến, để những người có cùng sự quan tâm có thể trao đổi thông tin thương
mại, kỹ thuật, điều hòa hoạt động…